Phân biệt camera nghị định 10 và camera hành trình

Trong thời gian gần đây, từ khóa “Camera hợp chuẩn nghị định 10/2020/NĐ-CP” (hay camera đáp ứng nghị định 10/2020/NĐ-CP) đang thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, không ít người đang nhầm lẫn giữa hai loại camera theo Nghị định 10 và camera hành trình thông thường. Thực tế, đây là hai thiết bị camera hoàn toàn khác nhau!

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại camera này trong bài viết sau đây:

Camera nghị định 10 đáp ứng nghị định 10/2020/NĐ-CP

Camera giám sát là loại camera được lắp đặt trên xe ô tô, có chức năng theo dõi hình ảnh trên xe bao gồm cả lái xe, cửa lên và xuống, khoang hành khách. Hình ảnh và video của camera được lưu trữ vào đầu ghi (một số ít sản phẩm có thể tích hợp đầu ghi cùng với thiết bị giám sát hành trình). Dữ liệu sẽ được truyền về máy chủ của các đơn vị liên quan theo quy định của chính phủ.

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ, trước ngày 01/07/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải bao gồm xe chở khách từ 9 chỗ trở lên (gồm cả lái xe), xe container, xe đầu kéo phải lắp camera giám sát (tạm gọi là “Camera NĐ10”) trên xe để ghi hình, lưu trữ hình ảnh trong suốt quá trình xe tham gia giao thông và truyền về máy chủ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải và máy chủ của Tổng cục đường bộ Việt Nam theo quy định.

Việc lắp “Camera Nghị định 10” trên xe trước hết là tuân thủ quy định của cơ quan chức năng và giúp doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng giám sát hoạt động trên xe, những thông tin quan trọng khi cần xác minh lại sự việc trong quá khứ.

Ưu điểm lớn nhất của “Camera Nghị định 10” là phù hợp với các quy định quản lý của chính phủ (và dữ liệu được lưu nhiều nơi). Người sử dụng có thể xem trực tuyến video (livestreams), xem lại video (playback), xem ảnh chụp tự động, lưu ảnh và video xuống các thiết bị như máy tính, smartphone.

BM-CAM-NĐ10 là đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Bộ GTVT và Bộ TT&TT

Camera hành trình

“Camera hành trình” là loại camera dùng để ghi lại cung đường xe di chuyển bao gồm cả hình ảnh và âm thanh trước và sau xe trong suốt quá trình xe lăn bánh – tùy vào sở thích cá nhân mà không ràng buộc về pháp lý. Nhờ có camera này, người lái xe có thể xem lại được hình ảnh hành trình của xe, hỗ trợ lái xe an toàn nhờ quan sát góc rộng xung quanh xe.

Camera hành trình cũng thường bị nhầm với thiết bị giám sát hành trình (bao gồm nhiều camera giám sát và một thiết bị giám sát hành trình). Camera hành trình chỉ ghi lại hình ảnh và âm thanh trên đường đi, còn thiết bị giám sát hành trình thì thu lại được cả các trạng thái hoạt động của xe, vị trí, vận tốc, thời gian dừng đỗ, trạng thái nhiên liệu, nhiệt độ, hình ảnh… tùy thuộc vào sự kết nối thêm với các cảm biến chuyên dụng với thiết bị giám sát hành trình.

Camera hành trình cùng với các dữ liệu thu được từ thiết bị giám sát hành trình – dù rằng dữ liệu mang tính cá nhân, không bắt buộc theo quy định – nhưng sẽ là căn cứ quan trọng giúp cơ quan chức năng điều tra trong trường hợp có sự cố xảy ra trong giao thông.

Hạn chế lớn nhất của camera hành trình là dữ liệu chỉ lưu trữ duy nhất trên thẻ nhớ và không có các chức năng xem video trực tuyến (livestreams) qua ứng dụng/web. Nói chung, dữ liệu chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân, tham khảo, không ràng buộc tính pháp lý.

Camera hành trình thường được lắp đặt trên các xe ôtô cá nhân

Kết luận

Như đã nói ở trên, lắp camera giám sát phù hợp nghị định là quy định bắt buộc theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP đối với xe khách từ 9 chỗ trở lên, xe container, xe đầu kéo – giám sát hình ảnh bên trong của phương tiện.

Camera giám sát hành trình – giám sát hình ảnh bên ngoài – không bắt buộc phải lắp đặt theo quy định. Tuy nhiên, nếu bạn có điều kiện, bạn nên trang bị cả hai loại camera này trên xe để đảm bảo việc giám sát hành trình và đảm bảo an toàn giao thông một cách tối ưu nhất.

Để tìm hiểu thêm thông tin hoặc liên hệ lắp đặt, vui lòng gọi đến hotline (028) 7307 9898 hoặc email và chúng tôi sẽ tư vấn trong thời gian sớm nhất có thể.

Nguyễn Thị Loan, là tác giả đằng sau trang web uy tín Dauthukythuatso.vn, nơi chuyên sâu về kiến thức về đầu thu kỹ thuật số mặt đất DVB T2 của VTV, LTP, VNPT, cũng như đầu thu FTV, AVG, VTC, K+ với hình ảnh HD sống động, rõ nét. Với sự hiểu biết sâu rộng và đam mê về công nghệ, Nguyễn Thị Loan không chỉ chia sẻ thông tin mà còn mang đến những trải nghiệm thực tế, giúp độc giả hiểu rõ hơn về thế giới kỹ thuật số ngày nay.

Related Posts

Camera Yoosee - Sự lựa chọn hoàn hảo cho hệ thống giám sát

Camera Yoosee – Sự lựa chọn hoàn hảo cho hệ thống giám sát

Bạn đang tìm kiếm camera giám sát chất lượng mà giá thành lại hợp lý? Camera Yoosee là một dòng sản phẩm đáng chú ý mà bạn…

Camera WIFI ngoài trời IMOU IPC-S41FP 4MP: Giải pháp an ninh hàng đầu năm 2022

Camera WIFI ngoài trời IMOU IPC-S41FP 4MP: Giải pháp an ninh hàng đầu năm 2022

Camera IPC-S41FP 4MP là một chiếc camera Wifi ngoài trời với độ phân giải 4.0 megapixel. Đây là mẫu camera mới nhất trong danh mục sản phẩm…

Giải pháp lắp đặt Camera IP – Cuộc cách mạng công nghệ giám sát

Video lắp đặt camera ip Camera IP đã và đang trở thành xu hướng phát triển không thể thiếu trong lĩnh vực giám sát. Không chỉ đáp…

[REVIEW] – Đánh giá Top 9+ camera giám sát tốt nhất hiện nay

Đánh giá Top 9+ camera giám sát tốt nhất hiện nay

Trên thị trường camera giám sát ngày càng phát triển với đa dạng về mẫu mã, thương hiệu và chủng loại. Điều này tạo ra một thách…

Camera quan sát: Lựa chọn thương hiệu camera hàng đầu

Camera quan sát: Lựa chọn thương hiệu camera hàng đầu

Camera giám sát chính là nhân tố không thể thiếu trong việc quản lí và bảo vệ an ninh cho gia đình, cơ quan và đường phố….

Camera Wifi Trong Nhà: Tiết Kiệm Chi Phí và An Ninh Tuyệt Vời

Trên thị trường hiện nay, camera wifi (hay camera không dây) trong nhà được xem là giải pháp giám sát khu vực tiện lợi và dễ đầu…