Phân biệt điện trung thế với điện hạ thế, điện cao thế

Việc phân loại điện áp trong hệ thống điện sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia và ứng dụng cụ thể. Ở Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quy ước các hiệu điện thế khác nhau. Trong đó, có các cấp điện áp như: điện hạ thế, điện trung thế, điện cao thế. Vậy điện trung thế nằm ở cấp điện áp nào và được sử dụng trong những mục đích gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này ngay với ECO3D SAFETY.

Phân biệt các loại điện áp

1. Trung thế

điện trung thế

  • Điện trung thế là các đường điện có cấp điện áp từ 15kV (15.000V).
  • Ở mức điện áp này, việc vi phạm khoảng cách an toàn (khoảng cách từ người hoặc vật đến dây điện hoặc thiết bị điện dưới 0,7m) có thể dẫn đến tình trạng phóng điện. Đường điện trung thế được sử dụng dây bọc hoặc dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện. Nguồn điện này được treo trên cột bê tông ly tâm, cao từ 9m-12m, sử dụng sứ đỡ hoặc sứ treo để cách điện.

2. Hạ thế

điện hạ thế

  • Điện hạ thế ở Việt Nam là các đường điện có cấp điện áp từ 220V-380V.
  • Mức điện áp hạ thế này sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB gồm 4 sợi dây cáp bện vào nhau. Cũng có những trường hợp sử dụng 4 sợi dây cáp rời được gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ treo. Cột điện thường là cột bê tông ly tâm hoặc cột bê tông vuông, trụ tháp sắt có chiều cao từ 5m-8m.
  • Ở mức điện hạ thế này, không có hiện tượng phóng điện nhưng có thể gây giật điện nếu chạm trực tiếp vào phần kim loại dẫn điện trong dây. Đây cũng là mức điện áp dùng cho đường dây điện sinh hoạt, có thể có ở bất kỳ vị trí nào trong nhà. Đường dây này luôn được bọc kín bằng một lớp vỏ bọc cách điện.

3. Cao thế

điện cao thế

  • Điện cao thế là các đường điện có cấp điện áp từ 110kV-220kV-500kV (110.000V-220.000V-500.000V).
  • Ở mức điện áp này, vi phạm khoảng cách an toàn (đến gần các dây điện và thiết bị điện: 110kV dưới 1,5m; 220kV dưới 2,5m; 500kV dưới 4,5m) có thể dẫn đến tình trạng phóng điện. Nguồn điện cao thế sử dụng dây trần, gắn trên cột qua chuỗi sứ cách điện. Trụ điện cao thế có thể được làm từ bê tông ly tâm, cột tháp sắt, và một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông. Chiều cao trụ điện có thể lên đến hơn 18m.

Cách nhận biết các cấp điện áp

các cấp điện áp

  • Điện cao thế có thể dễ dàng nhận biết thông qua quan sát đường dây điện có gắn chuỗi sứ. Thông thường được nhận biết như sau:
    • Với điện áp 500kV, khoảng 24 bát/chuỗi.
    • Với điện áp 220kV, từ (12-14) bát/chuỗi.
    • Với điện áp 110kV, từ (6-9) bát/chuỗi.
    • Với điện áp 35kV, từ (3-4) bát/chuỗi, có thể dùng sứ đứng.
  • Các cấp điện áp nhỏ hơn 35kV thường sử dụng sứ đứng.

Các loại điện thế thuộc cấp điện áp nào?

Cấp điện áp được quy định tại Thông tư 42/2015/TT-BCT do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm:

  • Điện Hạ áp: cấp điện áp đến 01 kV.
  • Điện Trung áp: cấp điện áp từ trên 01 kV đến 35 kV.
  • Điện cao áp: cấp điện áp từ trên 35 kV đến 220 kV.
  • Siêu cao áp: cấp điện áp từ trên 220 kV.

Khoảng cách an toàn với từng loại điện áp

Mỗi loại điện áp sẽ có khoảng cách an toàn riêng mà người tham gia lắp đặt hoặc sửa chữa cần lưu ý. Vi phạm các quy định này có thể dẫn đến các tai nạn điện nhẹ, gây thương tích nhỏ hoặc nặng hơn có thể gây cháy nổ và thiệt mạng.

Cấp điện áp Khoảng cách an toàn tối thiểu
Điện hạ thế 0,3m
Điện áp từ 1kV đến 15kV 0,7m
Điện áp từ 15kV đến 35kV 1,00m
Điện áp từ 35kV đến 110kV 1,50m
Điện áp từ 110kV đến 220kV 2,50m
Điện áp từ 220kV đến 500kV 4,50m

Dưới đây là một số lưu ý khi lắp đặt các đường điện:

  • Tuân thủ khoảng cách an toàn và quy định để tránh tai nạn.
  • Lắp đặt đường điện theo quy cách kỹ thuật và chỉ được thực hiện bởi những người đã được đào tạo và có kinh nghiệm chuyên môn.
  • Sử dụng các thiết bị bảo vệ, cách điện để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và người sử dụng.

Như vậy, việc phân biệt giữa các cấp điện áp như điện trung thế, điện hạ thế, và điện cao thế là rất quan trọng để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng và vận hành hệ thống điện. Hãy luôn tuân thủ các quy định và chỉ thực hiện các công việc liên quan đến điện khi đã có đủ kiến thức và kỹ năng.

Nguyễn Thị Loan, là tác giả đằng sau trang web uy tín Dauthukythuatso.vn, nơi chuyên sâu về kiến thức về đầu thu kỹ thuật số mặt đất DVB T2 của VTV, LTP, VNPT, cũng như đầu thu FTV, AVG, VTC, K+ với hình ảnh HD sống động, rõ nét. Với sự hiểu biết sâu rộng và đam mê về công nghệ, Nguyễn Thị Loan không chỉ chia sẻ thông tin mà còn mang đến những trải nghiệm thực tế, giúp độc giả hiểu rõ hơn về thế giới kỹ thuật số ngày nay.

Related Posts

Dây cáp mạng Cat6A FTP (1859222-2)

Dây cáp mạng Cat6A (FTP) P/N: 884024508/10 Commscope AMP chính hãng, giá tốt Dây cáp mạng Cat6A (cáp mạng FTP) Commscope AMP chính hãng đang được phân…

Dây cáp điện CVV và CXV: Sự khác biệt và lựa chọn phù hợp

Dây cáp điện CVV và CXV: Sự khác biệt và lựa chọn phù hợp

Dây cáp điện CVV và CXV là hai loại dây cáp điện phổ biến được sử dụng trong các công trình hiện nay. Tuy nhiên, không phải…

Cáp mạng AMP Cat 6e chính hãng

Cáp mạng AMP Cat 6e chính hãng – Giải pháp kỹ thuật đáng tin cậy

Cáp mạng AMP Cat 6e chính hãng, sản phẩm được phân phối bởi Việt Phát, luôn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chủng loại và…

Cáp quang Multimode 8 sợi (8 core/8FO), Cáp quang Multimode 8FO (8 core/8 sợi) hãng KCO giá rẻ

Sỡ hữu nhiều ưu điểm vượt trội trong tốc độ đường truyền, cáp quang Multimode 8FO hãng KCO là lựa chọn hoàn hảo cho những đường truyền…

Cáp Nhôm Vặn Xoắn 2×16 CADIVI

Cáp Nhôm Vặn Xoắn 2×16 CADIVI

Cáp nhôm vặn xoắn CADIVI là một trong những dòng cáp điện lực treo trên không được sử dụng rộng rãi trong hệ thống truyền tải và…

Bảng giá cáp quang Vinacap chất lượng và uy tín nhất thị trường

Bảng giá cáp quang Vinacap chất lượng và uy tín nhất thị trường

Vinacap – Nhà cung cấp thiết bị viễn thông và cáp quang hàng đầu, tự hào với danh tiếng về sản phẩm chất lượng và giá cả…