“Faire La bise” – Những điều thú vị về văn hóa chào hỏi của người Pháp

Có một thành ngữ tiếng Pháp nói rằng “c’est simple comme bonjour”. Nó có nghĩa là một cái gì đó rất dễ dàng để làm. Tuy nhiên, theo một khía cạnh nào đó, chúng ta có thể nghĩ rằng cách diễn đạt này không hoàn toàn đúng vì không có gì phức tạp hơn việc nói xin chào ở Pháp! Thật vậy, người Pháp không bao giờ hài lòng với một câu “xin chào” đơn giản, thậm chí cả một cái vẫy tay mơ hồ. Với người Pháp, bạn phải thực hiện một động tác gọi là “la bise”.

Bạn đã bao giờ được chào đón bằng cái gọi là “la bise ” khi đến Pháp chưa? Bạn có thể thấy điều này kỳ lạ và không quen làm điều này với người mà bạn đang giao tiếp. Hãy cùng JPF tìm hiểu văn hóa chào hỏi của người Pháp này nhé!

“La bise” – Hành động chào hỏi truyền thống của người Pháp

La bise, hay chúng ta có thể hiểu là hành động hôn má nhau, là cách phổ biến nhất để người Pháp chào nhau. Hành động này cũng thường được thực hiện giữa những người thân thiết hoặc quen biết nhau. Trong một môi trường chuyên nghiệp hơn, bắt tay vẫn là hành động chào hỏi phổ biến giữa đối tác hoặc những người mới gặp.

Nếu các quốc gia khác có thói quen hôn thì một số quốc gia như Hoa Kỳ lại thường ngại hôn lên má một người lạ. Tuy nhiên văn hóa Pháp thì ngược lại, dường như tất cả người Pháp đều thích hôn má nhau.

Cách “faire la bise” theo kiểu Pháp: có giống hôn má theo kiểu bình thường?

Để “faire la bise” theo kiểu Pháp, tất cả những gì bạn phải làm là áp má mình vào má của người đối diện, lần lượt bên má này rồi đến má kia, kèm thêm âm thanh của nụ hôn. Nhưng hãy cẩn thận, âm thanh của nụ hôn phải tinh tế, không có tiếng “mwah” lớn. Nhớ là môi không chạm vào da của người khác nhé!

Tùy thuộc vào khu vực mà bạn đang ở, số lượng nụ hôn có thể khác nhau. Trong đa số trường hợp, người Pháp thường bắt đầu chạm má phải sau đó sang má trái.

Tại sao người Pháp thích hôn má khi gặp nhau?

Người Pháp không chỉ nói “xin chào” hoặc bắt tay, họ hôn má nhau và đó là một nghệ thuật. Thật vậy, nước Pháp đầy những nét tinh tế trong đời sống xã hội, và đôi khi rất khó hiểu đối với một người nước ngoài. Hơn cả một truyền thống, nó là một thói quen và thậm chí là một phản xạ giao tiếp trong nhiều thế kỷ.

Từ chào hỏi, cảm ơn, chúc sinh nhật, chúc mừng năm mới, chào tạm biệt… Người Pháp hôn nhau vì mọi thứ và rất thường xuyên. Nụ hôn luôn là một cách thể hiện tình cảm và cũng là một cách thể hiện rằng họ xem một ai đó là người thân quen và tin tưởng người đó. Ngày nay, việc hôn má là hành động rất bình thường trong giao tiếp và có lẽ người Pháp cũng không phân tích quá nhiều về việc này.

Những lưu ý khi “faire la bise” ở Pháp

Ai chưa biết truyền thống hôn má này thường tỏ ra lúng túng và không dám chạm vào đối phương vì không biết bắt đầu từ đâu hoặc không chắc rằng họ có thể làm vậy với đối phương không. Nhưng đừng lo, bất cứ một người nước ngoài nào ở Pháp cũng sẽ từng trải qua những lúc bối rối như vậy.

Khi người Pháp gặp nhau để giải trí, buổi tối, đi chơi đơn giản hoặc thậm chí học trong lớp, họ sẽ hôn má bạn bè của mình. Nhưng hiển nhiên là thời gian ôm hôn sẽ tỉ lệ thuận với số lượng bạn bè. Người Pháp cũng không thấy thoải mái khi phải chào khoảng mười người trong một phòng, trong khi họ có thể chỉ cần nói “Salut” và bắt tay sẽ dễ dàng hơn. Những nụ hôn tràn ngập có thể gây khó chịu, nhưng sự vắng mặt của những nụ hôn và cái ôm cũng khiến họ không dễ chịu. Thật kỳ lạ!

Ngoài ra, hãy lưu ý khi “faire la bise” khi ở trong môi trường công sở hoặc làm việc, người Pháp không “faire la bise” trừ khi đó là những đồng nghiệp thân thiết và ngỏ lời faire la bise với nhau. Còn đàn ông thì tùy, đôi khi họ ôm hôn nhau khi là bạn bè hoặc là thành viên của cùng một gia đình.

Người Pháp “faire la bise” bao nhiêu lần?

Điều này không cố định và phụ thuộc vào truyền thống địa phương ở Pháp.

Ví dụ, ở Nice và Paris, người Pháp sẽ hôn má 2 lần, nhưng ở các thành phố như Montpellier, họ có thể hôn má ba hoặc bốn lần. Buồn cười là ngay cả bản thân người Pháp đôi khi cũng không biết chính xác sẽ trao bao nhiêu nụ hôn tùy theo từng vùng.

Điều này thỉnh thoảng khiến chúng ta bị bối rối. Khi bạn không biết một người đến từ đâu và truyền thống của họ là hôn má bao nhiêu lần, bạn sẽ dễ rơi vào lúng túng khi chuẩn bị faire la bise.

Để giúp mọi người giao tiếp dễ dàng hơn tại Pháp, bản đồ dưới đây minh họa để trình bày số lượng nụ hôn được thực hiện ở các vùng khác nhau của Pháp. Không khó để nhận ra rằng miền bắc nước Pháp (khu vực màu xanh dương với 4 lần hôn má) faire la bise nhiều hơn miền nam với số lần hôn má từ 2 đến 3 lần.

Trong khi đó ở Breton (khu vực màu cam) khá “keo kiệt” vì họ hài lòng chỉ với một nụ hôn má. Nếu đến đảo Corse, bạn hãy kiên nhẫn hơn vì cư dân trên đảo lại kiên trì hôn nhau đến năm lần.

Người Pháp “faire la bise” ở má trái hay má phải đầu tiên?

Để chào người hàng xóm đang cắm trại ở miền nam nước Pháp hoặc trên bãi biển ở Brittany, bạn nên đưa má phải hay má trái ra hôn trước? Tất cả phụ thuộc vào nơi bạn đang ở.

Phổ biến nhất là chìa má phải ra trước. Nhưng ở một số vùng nhất định, ở phía Tây Nam, Đông Nam và Đông, người Pháp sẽ bắt đầu từ bên trái, ngoại trừ vùng Haute – Normandie. Đây rất có thể là ảnh hưởng của người Ý: họ thường hôn má ở bên trái đầu tiên tại vùng láng giềng Piedmon.

“Faire la bise” có phải thuật ngữ được sử dụng ở toàn Châu Âu?

Một sự thật ít được biết đến đó là người Châu Âu tại mỗi vùng miền có cách gọi hành động ôm hôn nhau khác nhau.

Trước tiên, bạn nên biết rằng nếu đa số người Pháp trên toàn quốc nói “faire la bise”, thì ở trung tâm phía tây, từ địa phương sẽ là “biser” hoặc chúng ta “biger”. Ở Normandie, người Pháp thường dùng “boujouter” dựa trên từ “boujou”, là phương ngữ của từ “xin chào” – bonjour ở vùng này.

Xa hơn về phía bắc, ở Picardie, người Pháp “faire une baisse” và ở Bỉ sẽ nói là “faire une baise”.

Ở Alsace và Lorraine, người Pháp nói “schmutz” – hoặc schmoutz- một từ gốc Đức có nghĩa là bisou (nụ hôn). Và ở phía của Doubs, Jura và hai Savoys, người Pháp sẽ có “un bec” hoặc “un bécot”, một từ được hình thành từ động từ becquer (dùng mỏ để gắp vật gì đó).

Trên một lãnh thổ rộng lớn nói tiếng Pháp ở Châu Âu, không có gì ngạc nhiên khi cách chào hỏi hoặc tên của những hành động tương tự nhau lại khác nhau từ vùng này sang vùng khác.

Văn hóa Pháp là một nền văn hóa đa dạng và có rất nhiều điều thú vị. Nếu bạn muốn học tiếng Pháp và tìm hiểu văn hóa Pháp, đừng ngần ngại trao đổi với tổ chức tiếng Pháp Je Parle Français để tìm cho mình một khóa học tiếng Pháp phù hợp nhé!

Nguyễn Thị Loan, là tác giả đằng sau trang web uy tín Dauthukythuatso.vn, nơi chuyên sâu về kiến thức về đầu thu kỹ thuật số mặt đất DVB T2 của VTV, LTP, VNPT, cũng như đầu thu FTV, AVG, VTC, K+ với hình ảnh HD sống động, rõ nét. Với sự hiểu biết sâu rộng và đam mê về công nghệ, Nguyễn Thị Loan không chỉ chia sẻ thông tin mà còn mang đến những trải nghiệm thực tế, giúp độc giả hiểu rõ hơn về thế giới kỹ thuật số ngày nay.

Related Posts

Chi phí du lịch Thụy Sĩ tự túc: Bạn cần biết [2023]

Chi phí du lịch Thụy Sĩ tự túc: Bạn cần biết [2023]

Thụy Sĩ là một điểm đến hấp dẫn với nhiều ngọn núi và đặc sản đa dạng, thu hút rất nhiều du khách. Tuy nhiên, trước khi…

Đại học MIT - Điểm hẹn của du học sinh Việt Nam

Đại học MIT – Điểm hẹn của du học sinh Việt Nam

Viện công nghệ Massachusetts, hay còn được gọi là đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology), là ngôi trường mơ ước của du học sinh Việt Nam….

Khoa học quản lý: Hướng nghiệp đầy thách thức

Khoa học quản lý là một ngành hấp dẫn và đầy thách thức cho những người năng động, sáng tạo và muốn khám phá những điều mới…

Thi IELTS nên học Anh Anh hay Anh Mỹ? – Giải đáp A – Z

Thi IELTS: Học tiếng Anh Anh hay Mỹ là tốt nhất?

Video uk là anh anh hay anh mỹ Tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ có hai giọng khác nhau, tạo ra sự bối rối cho nhiều…

Môn Đất nước học Anh Mỹ tại Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Video đất nước học anh mỹ Môn Đất nước học Anh Mỹ (ENG2052) là một môn học quan trọng cho sinh viên ngành tiếng Anh tại Trường…

Có được mang bánh kẹo lên máy bay không?

Có thể mang bánh kẹo lên máy bay không?

Khi đi máy bay, ngoài hành lý ký gửi, bạn còn được mang thêm hành lý xách tay. Tuy nhiên, việc mang những món đồ nào lên…